Trà cỏ ngọt – không chỉ là “thần dược” với người bệnh tiểu đường

Trà cỏ ngọt – không chỉ là “thần dược” với người bệnh tiểu đường

Nhờ có vị ngọt tự nhiên, cỏ ngọt được xem là “vị cứu tinh” cho người bệnh tiểu đường. Cây này thường được dùng làm đường kính ăn kiêng hay thức trà uống hàng ngày. Đặc biệt cỏ ngọt còn có nhiều công dụng khác, chúng được xem như vị thảo dược hỗ trợ chữa nhiều loại bệnh. Hãy cùng Trà Mộc An  tìm hiểu về loài cỏ ngọt và phương pháp sấy làm ra trà cỏ ngọt chất lượng, bảo quản được lâu mà không mất đi dược tính và công dụng quý giá của trà.

1. Thông tin về trà cỏ ngọt

1.1 Khái quát về cây cỏ ngọt

Trà cỏ ngọt – không chỉ là “thần dược” với người bệnh tiểu đường

Cỏ ngọt thuộc họ Cúc Asteraceae, còn gọi là cỏ đường hay cúc ngọt. Loài cỏ ngọt có tên khoa học là Folium Stevia rebaudiana, khai sinh từ Bắc và Nam Mỹ. Sở dĩ, gọi chúng với danh cỏ ngọt vì đặc tính ngọt tự nhiên, không calo. Chúng ngọt hơn đường ăn thông thường đến 200 lần. Vì thế chúng thường được dùng thay thế cho đường kính dành cho bệnh nhân tiểu đường hay người ăn kiêng. Ngoài ra, cỏ ngọt còn có ảnh hưởng tốt, hỗ trợ cải thiện các chứng bệnh như ung thư. Huyết áp cao, chăm sóc sức khoẻ răng miệng, v.v.

Bộ phận được sử dụng làm thuốc trong Y học. Và chế biến trong thực phẩm là phần lá và búp cây cỏ ngọt. Trên thị trường, ngoài làm trà, cỏ ngọt cũng là nguyên liệu phổ biến xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm như bánh kẹo, nước hoa quả, rượu, đồ ăn vặt lành mạnh, v.v.

1.2 Trà cỏ ngọt được bào chế thế nào?

Trà cỏ ngọt – không chỉ là “thần dược” với người bệnh tiểu đường

Trà cỏ ngọt có vị ngọt dễ uống

Lá cỏ ngọt được thu hái khi cây sắp ra nụ và trước khi nở hoa. Vì sau khi cây nở hoa, độ ngọt trong lá sẽ giảm đi nhiều lần. Người ta cắt cành cách mặt đất 10-20 cm. Sau đó, loại bỏ những lá già, hư úa. Còn lại mang lá non đi phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 30-40 độ C cho đến khi khô hẳn.

Đặc điểm của lá cỏ ngọt sau khi sấy lần 1 sẽ có mùi ngai ngái, khá khó uống. Vì thế, để khắc phục tình trạng này, người ta thường làm ẩm lá sau lần sấy đầu. Sau 2-3 ngày sẽ mang sấy lần 2. Quá trình sấy 2 lần sẽ làm bay mất mùi khó chịu. Mà không tác động đến dưỡng chất của sản phẩm.

Lá cỏ ngọt có thể được dùng sau khi sấy khô hoặc nghiền mịn thành bột cỏ ngọt

2. Giá trị dược tính của trà cỏ ngọt 

Theo nghiên cứu, trong lá cỏ ngọt chứa các glycosid diterpenic: steviosid, rebaudiosid và dulcosid. Trong đó, hoạt chất Steviosid là một dạng đường glucosid. Chúng ngọt hơn thậm chí gấp 280 lần so với đường kính saccharose và không calo.

Ngoài ra, các chất khác trong trà cỏ ngọt cũng có ích cho cơ thể như Carbonhydrate, Protein, chất béo, chất xơ, v.v. Những thành phần này đều cực kỳ lành tính và thiết yếu cho một sức khoẻ tốt.

3. Uống trà cỏ ngọt có tốt không?

Sau chuỗi thông tin về thành phần hoá học của trà cỏ ngọt, hẳn là bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc này. Sự thật là trà cỏ ngọt có nhiều tác dụng hữu hiệu trong việc hỗ trợ cải thiện và nâng cao chất lượng sức khoẻ. Dưới đây là một số công dụng tiêu biểu của trà cỏ ngọt.

Trà cỏ ngọt – không chỉ là “thần dược” với người bệnh tiểu đường

Cỏ ngọt sấy khô nghiền mịn

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường 

Cây cỏ ngọt có vị ngọt tự nhiên nhờ vào thành phần steviozit. Chính là hợp chất tạo vị ngọt hơn đường 300 lần. Steviozit là chất có năng lượng thấp, không bị lên men và hương vị cũng rất dễ ăn. Do đó, thảo dược thường xuyên được dùng để thay thế đường ăn hàng ngày cho người bị tiểu đường.

Thành phần của trà cỏ ngọt sẽ thúc đẩy sự giải phóng insulin của tuyến tụy, tăng khả năng nhạy cảm của insulin với cơ thể và làm gan chậm sản xuất glucose. Chính vì vậy việc sử dụng cỏ ngọt thay thế đường đối với những người bị bệnh tiểu đường sẽ giúp lượng đường trong máu giảm đi đáng kể, từ đó giúp ổn định lượng đường và tránh được những nguy hiểm do bệnh gây nên.

Tăng cường sức khoẻ răng miệng 

Không ít hoạt chất trong trà cỏ ngọt chức năng chống khuẩn rất mạnh. Do đó, trà cỏ ngọt có tác dụng ngăn ngừa chảy máu chân răng ở những người mắc bệnh viêm lợi. Có thể sử dụng một lượng ít trà cỏ ngọt hòa với nước dùng để súc miệng hằng ngày nhằm cải thiện sức khoẻ răng và lợi. Súc miệng bằng nước trà cỏ ngot cũng giúp chữa hôi miệng, mang đến hơi thở thơm tho và sạch sẽ.

Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Trà cỏ ngọt không calo thì có hỗ trợ giảm cân không? Đây hẳn là mối quan tâm chung của những chị em đang có ý định sử dụng trà cỏ ngọt để giảm cân. Trên thực tế, thức trà ngọt nhưng không hề chứa calo này sẽ không gây ra tích tụ mỡ thừa khi sử dụng. Và chúng không chứa nhiều năng lượng, rất tốt cho những ai đang muốn giảm cân.

Ngoài ra, trà cỏ ngọt vừa hay phu hợp làm thức uống nhân nhi, giúp chống lại cơn thèm ngọt theo cách lành mạnh hơn. Đặc biệt với người bị béo phì, cần hạn chế nạp đường và đồ ngọt. Nay không cần quá khắc khe khi có nhiều lựa chọn món ăn có cỏ ngọt, thay vì đường kính thông thường.

Công dụng làm đẹp của trà cỏ ngọt 

Bên cạnh đó, trong trà cỏ ngot còn chứa các hoạt chất kháng viêm. Chúng thuận lợi giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, giảm tiết bã nhờn da. Giảm nếp nhăn, chống viêm với khả năng nuôi dưỡng và tái tạo da từ bên trong. Giữ cho làn da luôn mịn màng, tươi trẻ.

Những ai muốn chăm sóc sắc đẹp bằng liệu pháp thiên nhiên, an toàn và lành tính có thể tham khảo sản phẩm trà cỏ ngọt. Ngoài ra, thành phần cỏ ngọt còn thường xuất hiện trong các loại mỹ phẩm làm đẹp như kèm mềm da, sữa dưỡng mượt tóc.

Trà cỏ ngọt – không chỉ là “thần dược” với người bệnh tiểu đường

Trà cỏ ngọt có tác dụng phụ không?

Theo nghiên cứu Y học cho thấy trà cỏ ngọt hầu như không có tác dụng phụ. Song, những ai nhạy cảm với các sản phẩm thảo dược có thể gặp một vài triệu chứng như cảm giác đầy hơi, buồn nôn, chuột rút hay chóng mặt khi dùng trà cỏ ngọt.

4. Phương pháp sấy trà cỏ ngọt hiện đại, tiết kiệm và chất lượng tối đa

Loài cỏ ngọt có đa ảnh hưởng tích cực đến sức khoẻ, giúp thanh lọc cơ thể. Và hỗ trợ ổn định lượng đường huyết cho người bệnh tiểu đường. Cỏ ngọt sấy khô có thể sử dụng làm trà hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác như một phương thuốc hữu hiệu. Nhằm tăng cường và phong phú tính dược, hỗ trợ điều trị đa diện hơn.

Vây sấy cỏ ngọt khô bằng phương pháp nào để đảm bảo tối đa các thành phần hoá học. Và dược tính quý giá của trà cỏ ngọt. Trên thực tế, các phương pháp sấy từ thủ công đến hiện đại đều có thể áp dụng cho sấy khô trà cỏ ngọt. Tuy nhiên, không phải phương pháp sấy khô nào cũng cho ra trà cỏ ngọt khô đạt chất lượng tốt. Vì thế, các cơ sở nên cân nhắc phương pháp sấy phù hợp cho sản phẩm trà cỏ ngọt.

Trong đó, sấy lạnh là công nghệ sấy ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường. Giúp trà cỏ ngọt giữ được màu sắc, hương vị và hàm lượng dược tính. Với chi phí đầu tư hợp lý, tiết kiệm điện hơn nhiều liều các phương pháp sấy nóng, thành phẩm sấy đạt chất lượng cao. Công nghệ sấy lạnh được xem là một lựa chọn lý tưởng để sấy thảo dược như trà cỏ ngọt.

Ngoài ra, công nghệ sấy lạnh còn phù hợp để xử lý các sản phẩm có yêu cầu cao về màu sắc tự nhiên sau sấy. Chẳng hạn như các loại trà hoa như hoa cúc, hoa hồng, v.v. Sấy các loại dược phẩm giàu dược tính, dưỡng chất như đông trùng hạ thảo, nấm các loại, bột nghệ tinh, v.v.

***

Ngày nay, thảo mộc đã trở nên quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên việc chế biến và bảo quản thủ công sao cho giữ nguyên tinh chất của thảo mộc vẫn còn là bài toán khó. Do đó, nhiều người đã tìm đến các sản phẩm trà thảo mộc được chế biến sẵn. Mà vẫn giữ được giá trị của thảo mộc thiên nhiên và không mất công sức, thời gian chế biến tại nhà. Chẳng hạn như sử dụng trà thảo mộc Mộc An.

Trà cỏ ngọt – không chỉ là “thần dược” với người bệnh tiểu đường

Trà Mộc An làm từ những nguyên liệu thiên nhiên chứa các thành phần có lợi cho người tiêu dùng. Đặc biệt không chứa caffeine tự nhiên, phù hợp cho cả những người nhạy cảm với chất này.

Để mua hàng, lựa chọn loại trà thảo mộc yêu thích và đặt mua TẠI ĐÂY. Hoặc lựa chọn qua :
Trà Mộc An

Địa chỉ: 129/70 Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh.

SĐT: 082 404 1494

Mail: cskh@tramocan.com

Shopee:  https://shopee.vn/tramocan

Website: https://tramocan.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *